Luật sư cộng tác, 05/05/2022 7 lượt xem

Nâng cao năng lực và vai trò lãnh đạo của Nữ Luật sư

Nâng cao năng lực và vai trò lãnh đạo của Nữ Luật sư

Luật sư Nguyễn Mai Anh

(Phó Chủ tịch Hội phụ nữ Đoàn Luật sư TP Hà Nội,Thành viên Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội)

                                                                        

            “Chúng ta chưa hiểu trong chiều sâu đâu là những điều mà thiên tài nữ giới có thể trao bạn, những điều mà phụ nữ thể cống hiến cho xã hội và cho cả chúng ta nữa, những điều mà họ biết trông thấy với đôi mắt khác, bổ túc cho các tư tưởng của nam giới. Nó là một con đường cần phải đi với nhiều óc sáng tạo và sự táo bạo hơn”. Giáo Hoàng Francis

 

Thế giới thay đổi không ngừng, vai trò, nhu cầu của con người thay đổi, trình độ dân trí ngày càng tăng cao. Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ được quan tâm trên toàn cầu. Ngày 03/3/2021, Chính phủ Việt Nam ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 – 2030 (kèm theo Nghị quyết số 28/NQ-CP), nhằm mục tiêu tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Có 06 mục tiêu cụ thể được đề ra trong Chiến lược. Trong đó, mục tiêu lĩnh vực chính trị được đặt ra chỉ tiêu: Đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.

Trong bối cảnh thời đại mới, năng lực và vai trò lãnh đạo của Nữ Luật sư được phát huy toàn diện. Hãy quan sát đội hình bay của đàn Sếu, tượng trưng cho Nữ Luật sư luôn là người đi tiên phong, dẫn đầu trong mọi hoạt động, lĩnh vực trong xã hội.

Trong công tác quản lý, lãnh đạo, việc bình đẳng giới đóng góp vai trò hết sức quan trọng, nam, Nữ Luật sư có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội tốt nhất để phát huy năng lực của mình cho sự phát triển hoạt động, nâng cao năng lực chuyên môn nghề nghiệp, tham gia chính trị, hưởng thụ thành quả sự phát triển, được đẩy mạnh vai trò, vị thế và giá trị của giới.

Bình đẳng giới thực chất là đảm bảo bình đẳng về cơ hội tiếp cận, nắm bắt tinh hoa cốt lõi của nhà quản lý, có lợi ích cho cộng đồng, xã hội. Vì vậy, cần đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các quy định về bình đẳng giới, nhằm nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho Nữ Luật sư làm công tác pháp chế, công tác Hội, tham gia chính trị, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tăng cường lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường sự tham gia bình đẳng của Nữ Luật sư vào các vị trí lãnh đạo và quản lý ở đơn vị, tổ chức mình.

Năng lực của lãnh đạo Nữ Luật sư phát triển cùng lịch sử bốn cuộc cách mạng công nghiệp (Động cơ đốt trong; Động cơ điện; Máy tính và tự động hoá; Phát triển trên ba trụ cột chính: Trí tuệ nhân tạo (AL) – Internet of things (IOT) – Robot 3D, BIG DATA). Nay là công nghệ chuyển đổi số và năng lực số trong cuộc CM 4.0. Khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng, tốc độ đô thị hoá, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid 19 – Biến thể – Hậu dịch bệnh, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, bạo lực trên cơ sở giới, tệ nạn xã hội …  ở mức độ phổ biến kiến thức và thông tin nhanh rộng, các Nữ Luật sư làm lãnh đạo cần thay đổi về cách thức tổ chức và phương pháp lãnh đạo một cách khách quan.

Trước hết, Nữ Luật sư làm lãnh đạo phải có sức khoẻ tốt (trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần, xã hội, tư duy tích cực, sức khoẻ tốt không có nghĩa là không có bệnh tật, sức khoẻ là vì cộng đồng).

Là người có đạo đức, đạo là hiểu con đường mình đi, mình cống hiến, mình lựa chọn, mình dấn thân, đức là Công – Dung – Ngôn – Hạnh (Công: Công việc, nghề nghiệp để cống hiến cho cuộc đời; Dung: Khí chất, thần thái; Ngôn: Lòng yêu thương, Sự nhân hậu, Tình bao dung; Hạnh: Phẩm hạnh, đức hạnh: “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” – “Trung hậu, sáng tạo, đảm đang – thanh lịch”)

Là người có tri thức, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng, là người có bản lĩnh; Dũng cảm; Trí Tuệ; Hội nhập; Bảo vệ công lý, luôn khẳng định được vai trò của mình trong hoạt động nghề nghiệp cũng như các hoạt động chính trị xã hội khác, làm điểm tựa cho những người yếu thế trong xã hội.

Nữ Luật sư làm lãnh đạo là thủ lĩnh của sự thay đổi, bởi người quản lý hiểu được quyền lực, cố gắng học tập rèn luyện, tự tin bảo vệ người yếu thế, bảo vệ lẽ phải, sự công bằng trong xã hội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, chủ động công việc chuyên môn, áp dụng ứng dụng khoa học công nghệ. Họ có những yếu tố cốt lõi của nhà làm lãnh đạo như tầm nhìn, giá trị, kỹ năng, tri thức, động lực, nguồn lực, kế hoạch, năng lực hội nhập quốc tế và thay đổi. Họ làm đúng những điều phải làm – Chức năng của quản lý là đặt mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm, vận động, đột phá, tổ chức, nhân sự, chỉ đạo, điều phối, giải pháp, quản lý.

Phương thức nâng cao năng lực, vai trò lãnh đạo của Nữ Luật sư vừa hồng, vừa chuyên là xây dựng, truyền thông nhằm lan toả, nhân rộng khắp giá trị người tốt, việc tốt của Nữ Luật sư (đổi mới, đa dạng, thiết thực, hiệu quả chất). Hỗ trợ, kết nối các nữ Luật sư trên tinh thần đoàn kết, gắn bó, tôn vinh, tự hào hình ảnh Nữ Luật sư gắn với nhiệm vụ chính trị của thủ đô, đất nước. Tăng cường trang bị kiến thức quản lý hội nhập, ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối chuyển đổi số, và đồng hành cùng các Nữ Luật sư, thắp sáng họ như ngọn đèn khi họ bước đến một ví trí nhất định, đèn sẽ sáng lên để soi đường cho tất cả mọi người.

Từ sự kiểm soát, hướng tới sự phân quyền và trao quyền cho Nữ Luật sư làm lãnh đạo. Đối xử nghiêm khắc chỉ chấm dứt động lực và sự thúc đẩy. Thành công phụ thuộc vào trí tuệ của tất cả mọi người trong tập thể. Lãnh đạo Nữ Luật sư tạo ra môi trường tôn trọng và đánh giá cao tới tất cả mọi người. Quản lý dựa vào văn hóa và chia sẻ hơn là sự cạnh tranh, xung đột, trên cơ sở các đồng nghiệp hợp tác và tạo ra giá trị bản thân. Hãy thay đổi  như chưa từng thay đổi “Khi chúng ta nhìn về thế kỷ tới. Những nhà lãnh đạo sẽ là người trao quyền cho người khác” Bill Gates.

Về lĩnh vực ngoại giao, gìn giữ hoà bình, an ninh chính trị quốc gia, phát triển đất nước, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong tiếp thu định hướng của Đại hội Đảng III với công tác đối ngoại được mở rộng nội hàm thành công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, các cấp ủy đảng, chính quyền, Lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Lãnh đạo các Đoàn Luật sư các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tin tưởng, mạnh dạn đề cao tư duy đổi mới và năng lực thích ứng, phù hợp với sức mạnh, tiềm lực, vị thế của đất nước, phù hợp với những biến đổi sâu rộng trên thế giới, sự phát triển của khoa học công nghệ để phân quyền, trao quyền lãnh đạo cho Nữ Luật sư.

Nữ Luật sư là lãnh đạo, ngoài công tác, năng lực chuyên môn, còn là nhà quản lý, nhà ngoại giao giỏi, với những định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm trong khâu đột phá, tận dụng hiệu quả cơ hội từ hội nhập quốc tế, thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0).

Nhiệm vụ giải pháp chủ yếu là bình đẳng giới, mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, hợp tác phát triển, nâng cao uy tín, vị thế lãnh đạo của Nữ Luật sư.

Hiện nay, Nữ Luật sư Việt Nam đầu tiên giữ chức danh Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam là Luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Các Nữ Luật sư của Hội phụ nữ Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội (Hội phụ nữ Luật sư đầu tiên tại Việt Nam và duy nhất trong cả nước) là Luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương (Chủ tịch Hội phụ nữ); Luật sư Nguyễn Mai Anh (Phó Chủ tịch Hội phụ nữ) – Thành viên Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Đối với 63 Đoàn Luật sư trong cả nước, tỷ lệ Nữ Luật sư là lãnh đạo chiếm số lượng chưa cao, có khoảng 25/63 Đoàn Luật sư không có lãnh đạo là Nữ Luật sư, chiếm tỷ lệ: 39,6%. Có 03/63 Đoàn Luật sư có 50% Nữ Luật sư lãnh đạo, chiếm tỷ lệ 4,7%.

Dưới đây là kết quả khảo sát nhanh tới Đoàn Luật sư các tỉnh, thành phố của Việt Nam, nội dung tương đối, mang tính chất tham khảo, sẽ được điều chỉnh (khi số liệu thực tế chưa chính xác):

TT Đoàn Luật sư Lãnh đạo Nữ Luật sư Thành viên BCN Đạt %
1 Lâm Đồng 02 07 28,5%
2 Hà Tĩnh 0 03 0%
3 Hà Giang 01 03 33,3%
4 Bình Phước 01 05 20%
5 Bắc Kạn 02 02 50%
6 Đồng Tháp 02 05 40%
7 Hoà Bình 01 03 33,3%
8 Lạng Sơn 01 03 33,3%
9 Nam Định 01 03 33,3%
10 Tây Ninh 0 03 0%
11 Trà Vinh 0 03 0%
12 Quảng Trị 0 03 0%
13 Sóc Trăng 02 03 16%
14 Gia Lai 0 05 0%
15 Tuyên Quang 0 03 0%
16 Phú Thọ 01 05 20%
17 Cao Bằng 01 03 33,3%
18 Thái Bình 02 05 40%
19 An Giang 0 05 0%
20 Đăk Nông 0 03 0%
21 Hải Dương 0 03 0%
22 Long An 01 07 14,2%
23 Thừa Thiên Huế 02 03 16%
24 Ninh Thuận 01 03 33,3%
25 Phú Yên 01 03 33,3%
26 Bình Dương 03 09 33,3%
27 Quảng Ninh 0 05 0%
28 Bến tre 0 03 0%
29 Vĩnh Long 02 05 40%
30 Vĩnh Phúc 01 03 33,3%
31 Đăk Lăk 01 05 20%
32 Lai Châu 0 02 0%
33 Bà Rịa – Vũng Tàu 01 07 14,2%
34 Bạc Liêu 0 03 0%
35 Yên Bái 0 03 0%
36 Hưng Yên 0 03 0%
37 Quảng Bình 01 03 33,3%
38 Bắc Giang 02 05 40%
39 Thái Nguyên 02 05 40%
40 Tiền Giang 0 03 0%
41 Quảng Ngãi 0 03 0%
42 Đồng Nai 01 09 11,1%
43 Khánh Hoà 01 05 20%
44 Nghệ An 0 03 0%
45 Lào Cai 0 03 0%
46 Kon Tum 01 02 50%
47 Kiên Giang 01 05 20%
48 Hà Nam 0 03 0%
49 Bình Định 0 03 0%
50 Cần Thơ 0 04 0%
51 Bắc Ninh 0 03 0%
52 Cà Mau 0 02 0%
53 Ninh Bình 01 05 20%
54 Điện Biên 01 03 33,3%
55 Bình Thuận 01 05 20%
56 Hậu Giang 0 03 0%
57 Đà Nẵng 01 04 25%
58 Sơn La 01 02 50%
59 Thanh Hoá 01 05 20%
60 Hải Phòng 01 05 20%
61 Quảng Nam 01 05 20%
62 HCM 02 15 13,3%
63 Hà Nội 02 11 18,1%

ma1

Đại diện Hội Phụ Nữ Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội Ký kết thi đua năm 2023

ma2

Lãnh đạo nữ trong Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội nhiệm kỳ X (2021 – 2026)

ma3

Lãnh đạo Liên đoàn Luật sư Việt Nam Chúc mừng Đại hội Đại biểu Hội phụ nữ Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội nhiệm kỳ II (2021- 2026)

ma4

Luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh

(Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam) – Người đứng giữa

Luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương (Chủ tịch Hội phụ nữ – Thành viên Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội; Người đứng phía bên phải Luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh)

Luật sư Nguyễn Mai Anh (Phó Chủ tịch Hội phụ nữ – Thành viên Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội; Người đứng phía bên trái Luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Trang chủ
  • Phone
  • Mail
  • Messenger
  • Zalo